Lịch sử phát triển bút chì bấm
Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017
Ngày nay, bên cạnh bút mực thì bút chì cũng được dùng nhiều với các mục đích riêng, và ngoài bút chì gỗ truyền thống thì người ta còn sử dụng bút chì bấm cho các công việc và yêu cầu riêng biệt. Bút chì bấm khá tiện dụng và có thể sử dụng lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu lịch sử ra đời loại bút này.
Lịch sử ra đời của bút chì bấm
Bút chì bấm được ra đời như thế nào ? |
Thật kỳ lạ khi mẫu bút chì bấm đầu tiên lại được tìm thấy trong xác của một con tàu đắm mang tên HMS Pandora vào năm 1791. Tuy nhiên bằng sáng chế cây bút chì bấm đầu tiên lại thuộc về hai nhà sáng chế người Anh là Sampson Mordan và John Isaac Hawkins, đây là mẫu bút chì đầu tiên có thể nạp lại ngòi. Quá trình phát triển của loại bút này cũng trải qua nhiều biến động kể từ khi Mordan mua lại bản quyền từ Hawkins và bắt đầu kinh doanh loại bút này cùng với Gabriel Riddle từ năm 1823 tới 1837. Sau đó Mordan lại tiếp tục kinh doanh một mình khi giao kèo giữa hai người kết thúc vào năm 1837. Từ năm 1822 tới 1874, hơn 160 bằng sáng chế về những cải tiến
trong bút chì bấm đã được cấp cho các nhà phát minh. Loại viết chì bấm đầu tiên
dùng lò xo được cấp bằng phát minh vào năm 1877 và cơ chế nạp ngòi chì xoắn được
cấp bằng vào năm 1895. Loại ngòi kích cỡ 0,9 mm được đưa vào sản xuất năm
1938, tiếp theo đó là các cỡ ngòi 0,3, 0,5 và 0,7. Ngay cả cỡ ngòi 1,3 và
1,4 mm cũng có mặt trên thị trường, và cỡ ngòi 0,4 và 0,2 hiện đã được sản
xuất.
Sự phát triển của các thương hiệu bút chì bấm
Năm 1915, bút chì bấm trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Hayakawa
Tokuji đã chế tác loại bút chì nhọn tên Ever-Ready Sharp Pencil tung ra thị
trường. Sau này vì hạn chế nguồn kim loại, mà có nhiều sự thay đổi nguyên liệu
sản xuất cho bút chì bấm. Nhưng sau khi nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên,
công ty đã phá triển và sau này hình thành thương hiệu Sharp.
Cùng thời điểm đó, một loại bút chì bấm tương tự cũng được Charles Rood Keeran phát triển tại Mỹ, và mẫu này đã trở thành nền tảng phát triển của các mẫu bút chì bấm được bày bán tại các cửa hàng văn phòng phẩm ngày nay. Thiết kế của Keeran dựa trên các bánh cốc, trong khi của
Hayakawa dựa trên cơ chế của đinh vít. Bút chì kim và bút chì bấm đế này
luôn hình thành và phát triển song song với nhau cho tới bây giờ.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.