Một số cách hủy lệnh in trên máy tính

21:51 |

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí giấy in, nhưng việc ra lệnh in không đúng với nhu cầu in, chỉ muốn in một vài trang nhưng lại lỡ tay ra lệnh quá nhiều sẽ dẫn đến cực kì lãng phí giấy văn phòng. Ngoài ra, thỉnh thoảng sẽ có nhưng trường hợp khách quan như máy chậm, ra nhiều lệnh bị kẹt đến khi in được sẽ in ra liên tục những lệnh in bị kẹt không cần thiết. Vậy phải làm sao để hủy những lệnh in khi có tình huống đó xảy ra? Bài biết sau sẽ hướng dẫn các bạn một số cách hủy lệnh in trên máy tính:

Cách 1: Hủy lệnh in trên máy tính với các dòng Win 7,8,XP


Với win XP 7 8.1 các bạn chọn Start ->Run hoặc dùng tổ hợp phím tắt Windows + R sau đó gõ services.msc  vào .
 Tiếp tục chọn OK.

Hộp thoại Services hiện ra bạn chỉ cần kéo và tìm mục Print Spooler click chuột phải chọn Stop để hủy, dừng lệnh tin in tức thời.


Tiếp tới các bạn sẽ vào thư mục C:\Windows\System32\spool\PRINTERS
Tiến hành xóa tất cả các file trong thư mục này và reset Print Spooler


Cách 2: Hủy lệnh in trên máy tính nhanh lập tức bằng code


1. Vào Start/run
2. Trong ô Run gõ vào chữ: cmd rồi ấn OK
3. Trong khung cmd gõ tiếp vào chữ: net stop spooler rồi đợi vài giây đến khi nhận được thông báo: The sprint spooler service has stopped successfully
4. Trong khung cmd gõ tiếp vào dòng chữ: net start spooler rồi đợi vài giây đến khi nhận được thông báo: The sprint spooler service has stopped successfully
5. Tắt cmd và in ấn bình thường.


Cách 3: Hủy lần lượt từng lệnh in còn trong máy tính.


Vào Control Panel\Devices and Printers hay Printers and Faxes, nhấn chuột phải vào máy in hiện tại bạn đang sử dụng chọn See what’s printing

Một cửa sổ mới hiện ra, nhấn chuột phải vào file đang tiến hành in chọn Cancel


Như vậy, cách hủy lệnh in trên máy tính này giúp bạn hủy lệnh in muốn hủy mà không làm ảnh hưởng các lệnh in khác.


Cách 4: Hủy toàn bộ lệnh in qua cửa sổ lệnh “Run” 

(Có thể áp dụng tương tự bằng control pannel như cách 3 nhưng chọn hủy toàn bộ thay vì hủy lần lượt)

1. Nhấn chuột phải vào góc dưới cùng bên trái của màn hình vào chọn “Run”.

2. Trong trường văn bản, gõ “Control Printers” và nhấn “OK”.

3. Ở mục “Printers”, nhấn chuột phải vào máy in mặc định của bạn và chọn “See What’s Printing”. Thao tác này sẽ làm xuất hiện một danh sách các lệnh in đang chờ thực hiện.

4. Nhấn vào “File” và chọn “Cancel All Documents”. Nếu bạn thấy máy vẫn tiếp tục in, hãy khởi động lại máy tính.

Ngoài ra, cách hủy lệnh in trên máy tính này này áp dụng được cho win 7 và XP, chỉ cần kích đúp vào biểu tượng máy in ở thanh taskbar mở cửa sổ Printers and Faxes. Có thể vào Control Panel mở mục Printers hay Printers and Faxes.

Cách 5: Tắt máy in và khởi động lại máy tính


Đây là cách chỉ nên sử dụng trong trường hợp cấp thiết nhất. Bởi nếu bạn quá lạm dụng cách này có thể dễ dây ảnh hưởng tới phần cứng và làm giảm tuổi thọ của máy in. Ngoài ra, một số trường hợp, sau khi khởi động lại lệnh in vẫn còn trong máy sẽ tiếp tục in.
Cách 5 chỉ là giải pháp tạm thời, nên sau khi khởi động lại máy tính bạn vẫn nên tiến hành xóa lệnh như 4 cách trên cho chắc chắn rồi mới khởi động lại máy in nhé.
Nếu có nhu cầu mua máy in laser, hãy tham khảo giá máy in, giá máy in canon 2900 trên vmax.vn để có giá chính hãng tốt nhất.


Những sự cố của máy in và các biện pháp khắc phục

03:17 |
Những sự cố máy in vẫn thỉnh thoảng gặp phải trong quá trình làm việc của nhân viên văn phòng, trong những tình huống đó, nếu chờ đợi thợ đến kiểm tra sẽ mất thời gian và chậm trễ công việc.  Biết một số cách xử lý có thể giải quyết công việc nhanh chóng và linh động. Nếu bạn gặp sự cố với máy in, hãy thử tham khảo các cách xử lý sau cho từng trường hợp :

Lỗi kẹt giấy ở máy in


Đây là lỗi phổ biến nhất của máy in. Đó là khi đang in giữa chừng mà giấy bị kẹt lại, khi đó đèn nguồn trên máy sẽ chớp tắt liên tục và xuất hiện một hộp thoại thông báo cho bạn biết giấy đang bị kẹt. Cách xử lý là kiểm tra chỗ đầu ra giấy in, dùng tay nắm nhẹ hai cạnh của miếng giấy, rồi kéo nhẹ nó ra khỏi máy in. Nếu khó kéo, bạn hãy lắc nhẹ miếng giấy, rồi giật giật miếng giấy vài cái để giấy lỏng ra. Tiếp theo là nhấn nút Display Print Queue (Đối với máy in laser) (Nhấn nút hình thùng rác với máy in Epson và nhấn nút hủy bỏ lệnh in ban đầu.
Lưu ý tránh vì tiết kiệm mà mua các loại giấy với mức giá giấy in rẻ, chất lượng kém sẽ dễ gây ra kẹt giấy.

In không ra mực hoặc bản in bị mờ


Trường hợp này có thể là do đầu in bị tắc (đối với máy in phun), nguyên nhân là do dùng mực in không đúng hoặc mực kém chất lượng. Cách khắc phục là sử dụng các chương trình tiện ích của máy in, vệ sinh đầu in và máy in, nếu không được thì phải sửa chữa và thay thế.

In thông qua kết nối wifi quá chậm


Ngày nay, in ấn thông qua kết nối wifi đã trở nên phổ biến hơn, vấn đề in chậm có thể do tín hiệu kết nối không dây kém, cho nên máy in cần được đặt ở gần càng tốt để đảm bảo tốc độ wifi.


Chi phí về mực in cao


Thường thì chi phí mua máy in ban đầu khá rẻ nhưng chi phí mực in chính hãng lại khá cao. Nhưng không nên vì vậy mà đổ mực in giá rẻ chất lượng kém sẽ làm hỏng nhiều linh kiện khác của máy. Chi phí mực có thể tiết kiệm bằng cách chọn tính năng in tiết kiệm, chỉ in những gì cần thiết và in tài liệu đen trắng bằng máy in đơn sắc…
Hãy chọn các dòng máy in có hộp mực lớn, chi phí thay và đổ mực rẻ tương tự dòng máy in canon LBP2900 để tiết kiệm hơn.

Với những giải pháp này, hi vọng người dùng sẽ nhanh chóng khắc phục các sự cố của máy in.

5 nguyên nhân và cách khắc phục lỗi đen giấy khi in.

02:02 |
Khách quan mà nói, một khi đã sử dụng máy in thì dù bạn dùng máy in cao cấp thế nào cũng sẽ có lúc gặp những lỗi in ấn nếu bạn không bảo quản và sử dụng đúng cách, hoặc đơn giản chỉ là lâu ngày các bộ phận trong máy in bị mòn đi. Nguyên nhân gây ra lỗi đều phải được xác định rõ rằng để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp và đúng đắn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi đen giấy khi in.

1. Bộ phận in bị bẩn


Lỗi này cũng khá phổ biến, ngay cả máy mới không hư hỏng cũng có thể gặp trường hợp này. Đó là do khi in, máy in phun mực ra nhưng có một ít mực sẽ bám lại trên các bộ phận in, lâu ngày tích tụ nhiều tạo thành một lớp dày, khi giấy in đi ngang qua sẽ bị mực thùa này bám vào gây ra hiện tượng đen bản in.
Trường hợp này cần tháo máy ra và tiến hành vệ sinh theo hướng dẫn.


2. Bộ phận gạc mực bị hỏng


Nếu bạn thấy những vệt dài màu đen (hoặc những màu khác với máy in màu), trước hết hãy vệ sinh hộp mực. Trong trường hợp đã làm vệ sinh sạch sẽ mà vẫn còn triệu chứng đó thì nhiều khả năng cây gạt mực đã hỏng.
Để hạn chế lượng mực thừa bám lại trên giấy, máy in có một bộ phận mà dân trong ngành gọi là “ gạt mực”. Gạt mực sẽ làm nhiệm vụ gạt đi mực thùa bám trên trống để trống sạch sẽ chuẩn bị cho lần in tiếp theo. Khi gạt mực bị hư sẽ không gạt sạch mực trên trống được nữa, khi in bản in kế tiếp mực thùa sẽ bám vào gây đen bản in. Hầu như máy in của hãng nào, model nào cũng sẽ bị như thế. Lúc này, bạn chỉ cần tháo catridge, mang ra dịch vụ sửa chửa máy in hay bảo hành (nếu vẫn còn trong thời hạn bảo hành) để họ thay giùm bạn với giá cũng không quá đắt.


3. Trống (drum) bị “lỗ”


Khi bạn thấy trên bản in có những chấm li ti thẳng hàng từ trên xuống dưới, càng ngày chúng càng to ra và xuất hiện dày đặc hơn thì chắc chắn drum đã bị hỏng. Drum cũng như cây gạt mực, sẽ bị hỏng sau một thời gian sử dụng, do đó bạn chỉ cần đi thay là mọi chuyện sẽ đâu vào đó. Tuy nhiên, nếu như những chấm đó còn nhỏ và không làm bạn khó chịu vì sự có mặt của chúng thì nên tiếp tục sử dụng drum đó để tránh phí phạm. Nhiều nhân viên sẽ thay ngay drum khi bạn đem ra tiệm. Hãy chú ý tới việc có nên thay hay không. Giá thay drum dao động trong khoảng 100.000 đồng tùy vào loại máy in.
Ngoài ra, cũng nên chọn các dòng máy in bền, linh kiện thay thế có sẵn không khó tìm, chi phí thay linh kiện rẻ tương tự máy in canonLBP 2900 cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí về lâu về dài đấy.


4. Giấy bị lỗi khi in


Tuy nguyên nhân này cũng không phải là vấn đề lớn, bởi vì chỉ cần thay giấy in là sẽ hết, nhưng nếu để xảy ra thường xuyên rất có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy in. Giấy in quá mỏng hoặc giấy không hút mực tốt khiến mực thừa lem ra bám lại vào các bộ phận, bản in ra xấu và sẽ bị đen. Vì vậy, hãy chọn giấy in từ các nhà cung cấp giấy in chất lượng để hạn chế có lỗi xảy ra.

5. Mực in


Nguyên nhân do mực chủ yếu là do mực dỏm, mực không phải của chính hãng. Đặc biệt lỗi lem mực, dư mực hay xảy ra với các máy in màu. Khi mua mực, bạn nên chịu khó mua mực chính hãng để có được hỗ trợ tốt nhất từ kĩ thuật viên của hãng cung cấp loại máy in đang dùng. Chỉ vì tiết kiệm một ít tiền mà làm hỏng bản in, mất thời gian in đi in lại thì quả thật không đáng!



Hướng dẫn sửa lỗi báo hết giấy máy in Canon LBP3300

02:36 |
Máy in Canon LBP3300 và máy in canon LBP 2900 là 2 dòng máy laser đơn sắc giá mềm nhưng khá bền bỉ của hãng Canon. Chính vì thế, nó được nhiều văn phòng lựa chọn cho hoạt động in ấn hàng ngày. Máy in canon 2900 có ưu điểm giá thành rẻ hơn nên thích hợp cho hộ gia đình và văn phòng nhỏ, còn máy in canon LBP 3300 có ưu điểm khay giấy lớn (250 tờ) nên đáp ứng được nhu cầu in công suất lớn nhanh chóng của các doanh nghiệp.

Trong quá trình sử dụng dòng máy in Canon LBP3300, không ít khách hàng phản ánh về tình trạng máy báo lỗi hết giấy in trong khi khay giấy của máy vẫn đang chứa đầy giấy. Tình trạng báo lỗi này còn xảy ra khi máy in giấy in A4 hoạt động bình thường nhưng khi chuyển qua in khổ A5 thì máy báo không có giấy, hết giấy. Một trường hợp thường gặp là máy không lấy giấy khay dưới, khi để giấy vào khay tay thì máy mới nhận lệnh in.


Nguyên nhân của việc báo lỗi sai


Việc máy in báo lỗi thông thường đều có nguyên nhân. Đối với các trường hợp nêu trên thì người dùng máy lưu ý đến nguyên nhân để sai khổ giấy in, giấy văn phòng.
Vì Canon LBP3300 đã được thiết lập mặc định sẵn khổ giấy cho khay dưới (khay Cassette) là khổ A4. Chính vì thế, khi in đúng khổ giấy thì máy in bình thường nhưng khi chọn khổ giấy in không phải là A4 thì máy sẽ đưa ra yêu cầu load giấy vào khay tay .


Cách khắc phục lỗi báo của máy


Bước 1: Tiến hành xóa lệnh in đã thực hiện và khai báo lại khổ giấy thành A4 hoặc bỏ giấy vào khay tay để lệnh in đó được thực hiện.
Bước 2: Tắt chế độ kiểm tra khổ giấy của máy in Canon LBP3300.
- Đối với Windows XP: Chọn Start > Settings> Printer & Faxes                                  
- Đối với Windows 7/ win 8: Chọn Start > Devices and Printers

Các thao tác tiến hành trên máy tính như sau:


Đầu tiên, click phải chuột vào biểu tượng máy in > Chọn Printer PropertiesThứ 2: chọn mục Preferences > Tab finishing
Thứ 3: Chọn nút finishing Details… > xuất hiện cửa sổ :
Bỏ chọn mục “Detect Paper Size in Cassette ” > OK > Apply > click chọn tab Paper Source
Tại mục Paper Source: Chọn Cassette 1 > Apply > Ok để lưu lại cài đặt và thoát ra ngoài.

Như vậy, các lỗi bão hết giấy của máy in canon 3300 đã có thể được xử lý một cách dễ dàng. Đừng vì một số lỗi nhỏ mà bỏ qua một dòng máy in chất lượng như thế này bạn nhé.

Máy photocopy bị kẹt giấy phải làm sao?

23:39 |
 Việc duy trì in ấn ổn định cho chiếc máy photocopy là điều người dùng luôn quan tâm, vì trong quá trình  vận hành những lỗi in/sao chụp bị kẹt giấy thường xuyên xảy ra. Tìm kiếm ngay một giải pháp hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp của bạn ít tốn kém giấy in, đảm bảo tiến độ công việc…

Nguyên nhân máy photocopy bị kẹt giấy và biện pháp khắc phục


Nhiều cán bộ kỹ thuật viên về máy in, máy photocopy đã đúc kết những nguyên nhân phổ biến của sự cố kẹt giấy ở máy photocopy. Đó là giấy bị kẹt trước khi in, giấy in bị kẹt khi đang vận hành…


Tìm cách khắc phục trường hợp kẹt giấy


- Trường hợp máy photocopy bị kẹt giấy trước khi in
Có nghĩa là đã có một tờ giấy bị kẹt trong máy làm cho máy photo bị kẹt giấy khi chưa kịp kéo tờ giấy in tiếp theo. Khắc phục sự cố bằng cách tắt máy, rút nhẹ tờ giấy bị kẹt ra, đây là sự cố khi vận hành máy từ lần trước nhưng chưa được khắc phục. Các kỹ thuật viên khuyên là bạn cần đảm bảo chất lượng giấy in để không bị nhăn, bị gấp, hay ẩm ướt làm ảnh hưởng tới quá trình kéo giấy của các linh kiện.

- Trường hợp máy photocopy bị kẹt giấy khi đang vận hành?
Đây là trường hợp đang in ấn, sao chụp bình thường như máy bỗng dừng đột ngột khi chưa kết thúc lệnh. Điều này có nghĩa là 1 tờ giấy hay một bộ phận của tờ giấy đã bị kẹt lại trong máy. Các trường hợp có thể xảy ra là:
+ Quá trình giấy đi từ khay đựng giấy tới trục đồng bộ bị kẹt lại có thể là do giấy bị nhăn, nếp gấp hoặc giấy in chưa được xếp đúng vị trí.
+Giấy bị mắc ở bộ phận xử lý hình ảnh do lẫy cò tách giấy bị kẹt (bao gồm bộ phận drum, trục từ, transfer).
+ Giấy bị kẹt ở bộ phận đảo mặt giấy.

Ngoài việc đảm bảo sử dụng giấy in chất lượng tốt, không bị ẩm do quá trình in ấn cũng cần tránh việc vô tình làm vướng hay rơi dị vật như giấy vụn hay ghim… vào máy để tránh kẹt giấy. Đặc biệt là bảo trì máy theo định kỳ để khắc phục lỗi ngay.

Nguyên nhân và cách sửa máy in bị kẹt giấy

23:18 |
Hiện tượng máy in bị kẹt giấy luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và nếu bạn không biết cách xử lý đúng khi rơi vào tình huống đó dễ dẫn đến nóng vội kéo giấy làm hỏng, giảm tuổi thọ máy in. Vậy xử lý máy in bị kẹt giấy như thế nào mới đúng cách. Hãy thm khảo bài viết sau.

Các nguyên nhân gây kẹt giấy máy in



-Dùng giấy in chất lượng kém: giấy in quá dày, quá mỏng hoặc không đồng đều cũng có thể là nguyên nhân gây kẹt giấy.
-Giấy in bị ẩm: giấy in không được bảo quản tốt có thể bị ẩm, giấy nở và mềm ra không còn độ bền dai nữa nên dễ rách khi vào máy in, bề mặt không mịn màng khi đi qua các bộ phận in dễ kẹt lại.
-Trục kéo giấy bị mòn: đây là hiện tượng máy in kéo 2-3 tờ giấy cùng lúc gây kẹt giấy.
-Rách bao lụa: thong thường là do lỗi sơ ý để giấy in dính kim bấm vào máy in, kim đi qua làm rách bao lụa. Ngoài ra, giấy có bề mặt khô ráp in lâu ngày cũng làm mòn bao lụa và đặc biệt quá trình xử lý kẹt giấy, kéo giấy bị kẹt ra khỏi máy không đúng cách rất dễ làm rách bao lụa. Từ đó máy không in được nữa nên cứ in là kẹt giấy.
-Nạp giấy vào khay không ngay ngắn cũng gây kẹt giấy.

Cách sửa lỗi máy in kẹt giấy:


Đầu tiên là tắt nguồn máy in, kiểm tra xem giấy bị kẹt ở bộ phận nào, nếu giấy in ra ngoài còn kẹt một phần nhỏ thì có thể nhẹ nhàng kéo giấy in ra.
Nếu giấy còn nằm trong máy thì hãy mở nắp máy in, tháo hộp mực ra rồi gỡ giấy in bám ở thanh cuộn ra ngoài. Lưu ý nhẹ nhàng tránh làm rách bao lụa và làm cong đầu in của máy.
Kiểm tra cẩn thận còn mẩu giấy nào còn sót lại trong máy thì lấy hết ra, xong rồi lắp hộp mực và đóng nắp máy in lại, mở nguồn khởi động máy và in lại bình thường.

Cách phòng tránh kẹt giấy máy in


-Nạp mực in chất lượng, đúng kỹ thuật tránh làm rơi mực ảnh hưởng đến bộ sấy.
-Dùng giấy in chất lượng tốt
-Không để quá nhiều giấy in vào khay giấy, trước khi nạp cần kiểm tra giấy có bị cong gập hay không.
-Không lấy giấy ra ngoài khi máy đang in
-Không để lẫn các loại giấy in trong cùng 1 lần in.
-Bảo quản giấy in tốt, tránh dùng giấy ẩm nhăn , nhàu nát khi in.