Đôi nét về sự hình thành thương hiệu bút ký Crocodile

21:37 |
Nếu có nhu cầu dùng bút ký làm quà tặng cho sếp, đồng nghiệp hay đối tác thì thương hiệu bút ký cao cấp Crocodile cũng là một lựa chọn có thể cân nhắc. Hiện nay, bút ký Crocodile đều có mặt ở hầu hết các cửa hàng văn phòng phẩm sa xỉ tại các trung tâm thương mại lớn. Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin về quá trình hình thành, xây dựng và phát triển thương hiệu này nhé.

Sự ra mắt đầy "thú vị"


Thương hiệu sản xuất ra loại bút này có tên là Lacoste đã vô tình ra mắt tại Pháp trùng hợp với ngày Rene Lacoste (vận đồng viên quần vợt) mặc chiếc áo độc đáo của mình, áo nịt trắng, áo vải bông sọc bó sát người trong giải đấu Mỹ mở rộng năm 1926 và đã chiến thắng.

Nguồn gốc ra đời của thương hiệu bút ký cao cấp


Lacoste đã được một tờ báo của Mỹ đặt cho cái tên “the Alligator” (cá sấu Mỹ) sau lời đồn về vụ cá cược một chiếc vali làm bằng da cá sấu với đội trưởng của đội the French Davis Cup Team. Cũng theo Lacoste, cái tên này được đặt bởi vì “nó thể hiện được sự kiên trì mà tôi đã thể hiện trong trận tennis, không bao giờ để lỡ con mồi!”. Một người bạn của ông đã vẽ một con cá sấu trong trận đấu và con cá sấu này đã được in lên áo. Biểu tượng cá sấu dần dần đã trở thành hình ảnh yêu thích của các fan quần vợt ở khắp mọi nơi. Năm 1933 Lacoste cùng với André Gillier, chủ tịch một trong những công ty sản xuất hàng dệt kim Pháp lớn nhất thời bấy giờ, cho ra mắt thương hiệu của mình, La Societe Chemise Lacoste.
Cây bút cao cấp của hãng Crocodile
Trước khi đặt chân vào lĩnh vực sản xuất bút mực mà cụ thể hơn là bút ký thì hãng cũng đã cho ra đời nhiều mẫu áo tennis mang thương hiệu Lacoste với logo chú cá sấu màu xanh bắt mắt trên ngực áo. Tiếp theo đó là các mẫu áo chơi golf và áo lướt sóng. Ngày càng có nhiều sản phẩm được cho ra mắt và xuất khẩu tại Mỹ vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Cho đến khoảng giữa những năm 60 thì ông chủ của Lacoste đã quyết định nhượng quyền kinh doanh cho người con trai của mình là Bernard Lacoste. Đây là thời điểm bút máy thương hiệu cá sấu bắt đầu xuất hiện trên thị trường và nhận được sự đón nhận của khách hàng. Chất lượng và phong cách phục vụ đã tạo nên thương hiệu của hãng.
Hiện nay các dòng bút máy ngòi mực, bút dạ bi và bút bi đang được bày bán tại hàng nghìn siêu thị trên toàn thế giới. Kiểu dáng bút dần dần đã được hãng cải tiến và cho ra đời nhiều dòng bút cao cấp phục vụ cho giới thượng lưu là chủ yếu.

Khám phá vài điều mới lạ về cục tẩy mực

01:55 |
Chắc hẳn không ai còn xa lạ gì với cục tẩy thông thường, nhưng rất tiếc là nó không thể tẩy được vết bút mực. Để giải quyết vấn đề này, người ta cũng đã cho ra đời một người anh em của nó là cục tẩy mực. Hãy cùng khám phá xem loại tẩy này có gì khác biệt nhé.

Tẩy mực là gì?


Tẩy mực là đồ dùng văn phòng phẩm gần tương tự tẩy chì, khác biệt duy nhất là nó có thể tẩy được vết mực trên giấy. Có thể bạn chưa biết nhưng tại khắp các cửa hàng văn phòng phẩm hiện nay đều có bán tẩy mực, các thương hiệu thường thấy là: Pelikan (Super Sheriff và Super Pirat) - hãng sáng chế ra loại tẩy mực hóa học đầu tiên; Reynolds (Magic +)... Hiện nay có 2 loại tẩy mực cơ bản:
- Tẩy mực cơ học truyền thống: là dùng lực chà cục tẩy lên bề mặt giấy viết vẽ
- Tẩy mực hóa học: là loại tẩy được làm từ chất vinyl và một loại chất hóa học gây nên phản ứng với mực, làm ẩn giấu vết mực trên giấy.
Một cục tẩy mực của hãng văn phòng phẩm Staedtler

Tìm hiểu công dụng của từng loại tẩy


- Tẩy mực cơ học có một đầu tẩy mực và một đầu tẩy chì. tương tự như đầu tẩy chỉ, đầu tẩy mực cũng dùng để tẩy vết mực nên thường được làm cứng hơn, có thành phần kim loại và bề mặt thô nhám, khô ráp hơn để dễ dàng tẩy đi vết mực trên giấy. Có loại người ta làm riêng cục tẩy mực, một số hãng thì tích hợp hai đầu tẩy mực và chì trong một cục. Nên lưu ý vì tẩy mực cứng, ráp nên nếu quá mạnh tay sẽ dẫn đến mỏng và rách giấy.
- Còn một loại tẩy mực khác tỏ ra hiệu quả nhưng lại ít phổ biến hơn là tẩy mực của hãng Pelikan (Đức). Hoạt động bằng cách cho vết mực tiếp xúc với một hợp chất hóa học đặc biệt để làm mờ vết mực đi, nguyên do là chất này chưa các ion sunfit hoặc hydroxit có tác dụng phá vỡ cấu trúc hóa học của các tinh thể mựcLoại tẩy này thường dùng trong các hoạt động kĩ thuật, chứ ít phổ biến bên ngoài thị trường vì có một nhược điểm lớn là chỉ hoạt động hiệu quả với mực xanh, nếu là vết mực đen thì sẽ biến thành màu nâu, chứ không biến mất. 

Lịch sử phát triển bút chì bấm

01:58 |
Ngày nay, bên cạnh bút mực thì bút chì cũng được dùng nhiều với các mục đích riêng, và ngoài bút chì gỗ truyền thống thì người ta còn sử dụng bút chì bấm cho các công việc và yêu cầu riêng biệt. Bút chì bấm khá tiện dụng và có thể sử dụng lâu dài.  Hãy cùng tìm hiểu lịch sử ra đời loại bút này.

Lịch sử ra đời của bút chì bấm

Bút chì bấm được ra đời như thế nào ?

Thật kỳ lạ khi mẫu bút chì bấm đầu tiên lại được tìm thấy trong xác của một con tàu đắm mang tên HMS Pandora vào năm 1791. Tuy nhiên bằng sáng chế cây bút chì bấm đầu tiên lại thuộc về hai nhà sáng chế người Anh là Sampson Mordan và John Isaac Hawkins, đây là mẫu bút chì đầu tiên có thể nạp lại ngòi. Quá trình phát triển của loại bút này cũng trải qua nhiều biến động kể từ khi Mordan mua lại bản quyền từ Hawkins và bắt đầu kinh doanh loại bút này cùng với Gabriel Riddle từ năm 1823 tới 1837. Sau đó Mordan lại tiếp tục kinh doanh một mình khi giao kèo giữa hai người kết thúc vào năm 1837. Từ năm 1822 tới 1874, hơn 160 bằng sáng chế về những cải tiến trong bút chì bấm đã được cấp cho các nhà phát minh. Loại viết chì bấm đầu tiên dùng lò xo được cấp bằng phát minh vào năm 1877 và cơ chế nạp ngòi chì xoắn được cấp bằng vào năm 1895. Loại ngòi kích cỡ 0,9 mm được đưa vào sản xuất năm 1938, tiếp theo đó là các cỡ ngòi 0,3, 0,5 và 0,7. Ngay cả cỡ ngòi 1,3 và 1,4 mm cũng có mặt trên thị trường, và cỡ ngòi 0,4 và 0,2 hiện đã được sản xuất.

Sự phát triển của các thương hiệu bút chì bấm


Năm 1915, bút chì bấm trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Hayakawa Tokuji đã chế tác loại bút chì nhọn tên Ever-Ready Sharp Pencil tung ra thị trường. Sau này vì hạn chế nguồn kim loại, mà có nhiều sự thay đổi nguyên liệu sản xuất cho bút chì bấm. Nhưng sau khi nhận được những đơn đặt hàng đầu tiên, công ty đã phá triển và sau này hình thành thương hiệu Sharp.
Cùng thời điểm đó, một loại bút chì bấm tương tự cũng được Charles Rood Keeran phát triển tại Mỹ, và mẫu này đã trở thành nền tảng phát triển của các mẫu bút chì bấm được bày bán tại các cửa hàng văn phòng phẩm ngày nay. Thiết kế của Keeran dựa trên các bánh cốc, trong khi của Hayakawa dựa trên cơ chế của đinh vít. Bút chì kim và bút chì bấm đế này luôn hình thành và phát triển song song với nhau cho tới bây giờ.