Home
» giấy in
» kiến thức giấy in
» thị trường giấy in
» Việt Nam lần đầu xuất khẩu giấy bao bì: có thật sự vui?
Việt Nam lần đầu xuất khẩu giấy bao bì: có thật sự vui?
Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017
Lợi thế thị trường có
sẵn
Thông tin trên được ông Vũ Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch kiêm Tổng
thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam cho biết hôm 11/5. Đây là doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn Lee&Man Paper Hong Kong-Trung Quốc và cũng là đơn vị thừa nhận
gây ô nhiễm khi chạy thử.
Ông Bảo đánh giá, việc xuất khẩu giấy làm bao bì là điểm
sáng của ngành giấy Việt Nam từ đầu năm đến nay. Lâu nay, Việt Nam chỉ mới xuất
khẩu được giấy tissue thành phẩm (giấy ăn, giấy vệ sinh) cho thị trường dễ tính
và gia công cho một số thị trường khác.
"Lee&Man đang xin phép để được hoạt động chính thức.
Từ tháng 3/2017, công ty này đã bắt đầu sản xuất thử và trong thời gian rất ngắn
đã đạt được chất lượng như thiết kế. Toàn bộ giấy làm bao bì sản xuất trong quá
trình chạy thử đều được họ xuất khẩu toàn bộ", ông Vũ Ngọc Bảo nói.
Nhà máy giấy Lee&Man nằm sát sông Hậu. Ảnh: Dân trí
Lý giải việc Lee&Man có thể xuất khẩu nhanh chóng như vậy,
Tổng thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam cho hay, giấy của công ty này đạt
chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
Lợi thế của doanh nghiệp FDI này là có máy móc, thiết bị hiện
đại, vốn đầu tư và quy mô lớn, đặc biệt là có sẵn thị trường toàn cầu nên tham
gia vào đó dễ dàng. Trong khi đó, doanh nghiệp giấy Việt chỉ mới thâm nhập, phải
mất thời gian rất lâu để xây dựng chỗ đứng.
"Thực tế, Việt Nam sản xuất rất nhiều giấy làm bao bì.
Năm 2016 sản xuất con số này là 1,52 triệu tấn và Việt Nam cũng nhập khẩu 604 tấn
loại giấy này.
Sản xuất giấy làm bao bì khá phức tạp. Như Lee&Man, họ sử
dụng giấy tái chế mà không dùng bột nguyên, thực ra cũng là một hình thức bảo vệ
môi trường. Nhưng để tái sử dụng phải lọc lựa, chuẩn bị nguyên liệu kỹ càng.
Chẳng hạn, ở khâu chuẩn bị bột, người ta cho giấy in đã qua sử dụng vào đánh tơi ra
rồi lọc lựa hết tạp chất, sợi dài để riêng, sợi ngắn để riêng, sau đó phối chế,
làm 1 lớp, 2 lớp hoặc 3 lớp... Những tính toán đó tạo ra một tờ giấy tốt. Khi
cho vào máy xeo phải làm cho sợi dọc, sợi ngang của tờ giấy phân bố đồng đều, độ
ẩm, định lượng... từng chỗ như nhau. Sấy ở nhiệt độ nào, ép ở áp lực nào, ra
keo hay không ra keo... có rất nhiều bước và quá trình ấy càng tỉ mỉ, kỹ càng
bao nhiêu thì giấy càng tốt bấy nhiêu.
Sắp tới, Lee&Man sẽ đưa vào hoạt động dây chuyền được
cho là hiện đại nhất, trong đó có máy xeo công suất 420.000 tấn/năm.
Hiện tại, doanh nghiệp Việt chưa có khả năng xuất khẩu giấy
làm bao bì vì chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu. Thị trường của Việt
Nam là thị trường "thập cẩm", vẫn cần các loại giấy chất lượng thấp
hơn, đó là mảng của doanh nghiệp trong nước hoạt động", ông Vũ Ngọc Bảo
phân tích.
Chỉ rõ lợi thế của Lee&Man trong việc xuất khẩu giấy làm
bao bì, ông Bảo cũng lưu ý, vấn đề xuất khẩu hay phục vụ nhu cầu trong nước còn
do chính sách thị trường của mỗi doanh nghiệp, miễn là đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất.
"Có doanh nghiệp như Vina Kraft (liên doanh giữa Công
ty TNHH Siam Kraft Industry (Thái Lan) và Công ty TNHH Rengo (Nhật Bản) - PV)
không hẳn là họ chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài mà họ xác định
cung cấp cho các nhà máy sản xuất bao bì trong nội bộ doanh nghiệp và một phần
cung cấp cho thị trường trong nước.
Còn đối với Lee&Man, hiện công ty này xuất khẩu trước để
tranh thủ tạo thị trường ở nước ngoài vì nhu cầu về giấy làm bao bì hiện nay
trên thị trường thế giới cao. Sau khi thỏa mãn nhu cầu xuất khẩu, họ sẽ cung cấp
cho thị trường trong nước", Tổng thư ký Hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam
nói.
Trước ý kiến cho rằng, miếng bánh ngon của ngành giấy Việt
Nam đã nằm trong tay các doanh nghiệp FDI, trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam
chỉ chiếm lĩnh được thị trường cấp thấp, chưa sản xuất được các loại giấy chất
lượng cao như giấy in để xuất khẩu
mà đa số còn nhập từ nước ngoài..Theo ông Vũ Ngọc Bảo, doanh nghiệp lớn hay nhỏ,
trước hết đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước, nhất là vấn đề môi trường.
Dĩ nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ ít có điều kiện hơn doanh nghiệp lớn, sức cạnh
tranh thấp hơn.
Về thị trường, mỗi doanh nghiệp có một thị trường riêng và
các doanh nghiệp phải xác định đúng thị trường của mình.
"Trình độ đến đâu sản xuất đến đó, quan trọng nhất là
phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường", ông Vũ Ngọc Bảo chỉ rõ.
Vui một nửa
Việc Việt Nam lần đầu xuất khẩu được giấy làm bao bì là một
tín hiệu vui, tuy nhiên có lẽ niềm vui này chưa thể trọn vẹn bởi đây là sản phầm
của doanh nghiệp FDI.
Đáng lưu ý, thời gian qua Lee&Man gây bức xúc dư luận vì
gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chạy thử, ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân xung quanh.
Sau sự cố Formosa, người dân lo sông Hậu “chết dần” vì nhà
máy giấy nên giữa năm 2016, khi nhà máy chuẩn bị hoạt động thử nghiệm, Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ.
Tháng 12/2016, Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) cho phép vận
hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải dự án sản xuất giấy của Lee
& Man.
Tháng 1/2017, việc vận hành thử nghiệm có tải của nhà máy tạm
ngừng để thực hiện các yêu cầu theo kết luận thanh tra của Bộ TN-MT. Ngày
7/3/2017, nhà máy vận hành thử nghiệm trở lại.
Tuy nhiên, người dân ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang đã phải gửi đơn kêu cứu vì mùi hôi thối, bụi than và tiếng ồn của nhà
máy khi chạy thử.
Cuối tháng 3/2017, lãnh đạo Lee&Man đã thừa nhận một số
hạn chế dẫn đến ô nhiễm.
Thành Luân
Theo Báo Mới
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.