Home
» giấy in
» kiến thức giấy in
» tiết kiệm giấy in
» Loại giấy tuyệt đối không nên giữ lại để tái sử dụng
Loại giấy tuyệt đối không nên giữ lại để tái sử dụng
Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017
Mỗi năm, có hàng trăm ngàn cây xanh trên Trái đất bị chặt
phá để sản xuất giấy. Riêng với giấy vệ sinh, con số đã là 27.000 cây. Việc chặt
cây để sản xuất giấy in cũng là một
trong những nguyên nhân góp phần vào quá trình biến đổi khí hậu đang căng thẳng
hiện nay. Điều này đặt ra vấn đề cho chúng ta cần phải tích cực tiết kiệm và
tái sử dụng giấy hơn nữa.
Tuy nhiên, dù được khuyến khích giữ lại giấy đã qua sử dụng
để tái chế nhưng vẫn có 1 loại giấy in
vẫn không bao giờ nên tái chế-đó là giấy
in hóa đơn.
Thử nhớ lại xem, có phải những hóa đơn mua hàng bạn chạm vào
luôn cho cảm giác rất mịn màng không? Đó có thể là dấu hiệu tờ giấy đó có chứa
BPA, đồng thời cũng là lý do mà bạn nên vứt nó đi luôn và ngay, đừng mất công
giữ lại làm gì.
Tại sao giấy in có chứa BPA lại nguy hiểm?
Vì BPA (Bisphenol-A) là một hóa chất công nghiệp được đánh
giá là nguy hiểm. Nó từng được dùng trong ngành sản xuất các loại chai nhựa cứng
và bình đựng sữa cho trẻ em vào những năm 1960, cho đến khi người ta nhận ra
tác hại của nó.
Cụ thể, các bằng chứng chỉ ra rằng BPA có thể làm rối loạn nội
tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch và một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
BPA có thể dễ dàng bị hấp thụ vào cơ thể thông qua con đường
tiếp xúc. Nếu chỉ một, hai lần thì có thể không đáng kể, nhưng qua một thời
gian dài tiếp xúc thì không có lợi cho sức khỏe.
Do đó, các nhân viên thu ngân là những người phải làm việc
thường xuyên liên tục với loại giấy in
hóa đơn nhiệt, nên nguy cơ ảnh hưởng là rất cao.
Cũng bởi vậy, một số quốc gia như Mỹ và Nhật Bản đã phải ban
hành lệnh cấm các nhà in sử dụng giấy in
chuyển nhiệt có chứa BPA. Thay vào đó, họ dùng một hóa chất khác được đánh giá
là an toàn hơn: BPS - hay Bisphenol S.
Tái chế giấy in hóa đơn có hại cho môi trường nhiều hơn lợi
Thật vậy, cũng bởi nguy cơ loại giấy đó có chứa BPA nên khi
bạn đưa giấy in hóa đơn vào nhà máy
tái chế, bạn đang góp phần khiến BPA lan tỏa ra môi trường bên ngoài - trở
thành giấy ăn, giấy vệ sinh, thậm chí là giấy gói thực phẩm. Và chắc chắn bạn sẽ
không muốn làm điều này nếu biết rằng BPA hấp thụ qua đường ăn uống với tốc độ
nhanh hơn gấp bội.
Vậy nên, thay vì tái chế các loại hóa đơn, hãy vứt chúng vào
thùng rác cho được việc. Và nhớ rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào giấy hoá đơn
và cũng nên hạn chế cầm nắm và giữ lại giấy
in hóa đơn trong người quá lâu nhé!
Nguồn: Buzz Feed, FDA, Foxnews
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.