Hoạt động tái chế giấy ở Việt Nam
Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017
Giấy đã qua sử dụng là nguyên liệu chính để phát triển ngành
công nghiệp giấy tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng thu hồi giấy phục vụ tái
chế đang gặp một vài bất cập. Chỉ số đó chỉ đạt mức khoảng 25%, thuộc top thấp nhất
so với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, tâm lý chuộng mua giấy thu hồi nhập khẩu đã khiến
cho công tác thu hồi giấy trong nước không có tiến triển.
Nguồn giấy đã dùng trong nước
Giấy là vật dụng không thể thiếu của ngành in với các loại giấy in, giấy sinh hoạt trong đời sống,
giấy ăn, giấy bao bì. Nó phát sinh từ các hộ gia đình, trường học, văn phòng
công sở, siêu thị, cửa hàng,… Tuy nhiên, giấy đã qua sử dụng có loại tái chế được
và loại không tái chế được.
+ Những loại giấy không thể tái chế: giấy cảm nhiệt, giấy (tự)
dính, băng keo, giấy trong suốt, giấy carbon, giấy bóng kính, giấy phủ chất dẻo
hay sáp, giấy gói ngoài ram giấy in,..
+ Những loại giấy thích hợp cho tái chế: Giấy in, giấy tạp, giấy in báo, giấy bao bì…
Hiện nay, chưa có chương trình thu gom giấy thải quy mô và
đúng quy trình. Đa số từ đồng nát, các công ty vệ sinh môi trường, các trạm thu
mua rác trung gian.
Thu gom, nhập khẩu chiếm đến 50% nguồn giấy đã sử dụng
Thống kê cho thấy tỉ lệ giấy thu hồi tại Việt Nam chỉ đạt
25% so với tổng lượng giấy tiêu dùng. Việt Nam bên cạnh nhập bột giấy cho ngành
sản xuất giấy thì cũng phải nhập khẩu một lượng lớn giấy đã sử dụng từ nước
ngoài. Lượng nhập lớn chủ yếu từ Mỹ, Nhật Bản, New Zealand. Các loại giấy chính
được nhập khẩu gồm giấy hộp carton, giấy báo , tạp chí, giấy lề
Tầm nhìn 2020 của ngành giấy Việt Nam là xây dựng vùng
nguyên liệu giấy đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cung cấp cho sản xuất. Cụ thể,
đáp ứng đủ cho sản xuất 600.000 tấn bột giấy và 1.380.000 tấn giấy. Đồng thời tỉ
lệ thu gom giấy đã qua sử dụng đảm bảo số lượng tăng và có quy trình cụ thể.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.