Cục tẩy đã ra đời như thế nào?
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017
Có một món đồ dùng văn phòng phẩm rất tiện dụng và quen thuộc với mọi người là cục tẩy nhỏ bé. Nhưng liệu bạn đã biết cục tẩy ra đời khi nào và có những công dụng thú vị gì khác hay chưa ? Hãy xem bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin này nhé.
Sự ra đời của cục tẩy
Có lẽ không ai ngờ rằng ruột bánh mì ẩm từng được dùng với mục đích của cục tẩy ngày nay. Vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XVIII, để tẩy các nét vẽ bằng chì than trên giấy, người ta phải sử dụng ruột bánh mì mặc dù bất tiện vì chúng hay rơi vụn và nhanh bị mốc.
Mãi đến năm 1770, một giáo sư được biết đến với việc phát hiện ra oxy kết hợp cùng một dạng chất lỏng của carbon, tạo ra cao su, có thể giúp tẩy đi các viết bút chì trên giấy trắng. Đó là nhà triết học Joseph Priestley. Tuy nhiên nó vẫn chưa được phát triển rộng rãi cho đến khi một kỹ sư người Anh là Edward Nairne phát triển và sử dụng nó vào mục đích kinh doanh. Khi đó cục tẩy mới bắt đầu trở thành một món văn phòng phẩm phổ biến trên thế giới.
Văn phòng phẩm này đã ra đời như thế nào ? |
Cấu tạo và cách thức hoạt động của cục tẩy
Bút chì có lõi làm từ bột than tổng hợp nên có thể xóa đi được, việc tạo ra cục tẩy hỗ trợ được ngưởi viết vẽ bôi, xóa các nét không ưng ý của mình, hay xóa bỏ các nét thừa không cần thiết.
Thành phần chính của cục tẩy là hỗn hợp dầu ăn, đá bọt, sulfur và được kết dính lại nhờ cao su, một số loại đặc biệt còn chứa cả tro núi lửa, dạng vụn đá bọt núi lửa. Nhưng trên thị trường văn phòng phẩm hiện nay, người ta thường làm cục tẩy bằng nhựa vinyl, chất này có độ bền, tính đàn hồi tốt, hạn chế tối đa làm nhàu nát giấy, dễ dàng tẩy sạch dấu tích của bút chì từ lần bôi đầu tiên.
Cách dùng cục tẩy chỉ hết sức đơn giản được hiểu như sau: Đầu tiên, khi đặt bút chì lên giấy vẽ viết, tạo ra một lực đẩy vào bút chì khiến than chì kết dính vào các sợi nhỏ trên giấy và tạo ra các nét. Còn cục tẩy chì hoạt động theo cách khác bởi các sợi polyme khiến cục tẩy kết dính với nhau chắc hơn là các sợi nhỏ trên giấy, do đó thay vì một phần của tẩy chì bị kết dính vào giấy thì các nét trên giấy lại bị kết dính vào cục tẩy chì. Hình dung chúng hoạt động giống như nam châm, hút các chất chì dính vào cục tẩy chì. Từ đó, làm sạch hết các vết bẩn do bút chì gây ra, trả lại trang giấy sạch đẹp như ban đầu.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.